Tại sao chọn Montessori?

Tại sao chọn montessori

1. Môi trường học tập của Montessori

Khác với một lớp học truyền thống, một lớp học Montessori được đặc biệt xây dựng để đảm bảo được 04 đặc điểm sau: (1) việc học của trẻ thông qua sự trải nghiệm của các giác quan, (2) tôn trọng những đặc tính riêng biệt (3) đề cao tính độc lập của trẻ và sự trộn lẫn lứa tuổi trong lớp học và (4) mỗi lớp học – một môi trường được chuẩn bị kĩ.

(1) Thông qua những ấn tượng thu được từ các giác quan, trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức nhân loại, những khái niệm trừu tượng. Từ đó con có thể phát triển ngôn ngữ, nhận thức và tư duy.

(2) Phương pháp chấp nhận sự độc tôn và duy nhất của mỗi đứa trẻ, cho phép trẻ phát triển theo khả năng và thời gian riêng của mình. Trẻ được tự do lựa chọn công việc mình hứng thú trong giới hạn và thực hiện công việc theo nhịp độ, tiến đọ của bản thân. Do đó, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn viên, người quan sát trên cơ sở một – một. 

(3) Lớp học Montessori là sự mô phỏng của một xã hội “tự nhiên” có khoảng cách về lứa tuổi giữa các trẻ. Trẻ sẽ tự chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Trẻ nhỏ khi nhìn các anh chị làm công việc khó hoặc bản thân chưa thành thục thì sẽ nảy sinh mong muốn để học hỏi như anh chị. Còn anh chị khi chỉ dẫn cho em nhỏ thì sẽ có cơ hội củng cố kiến thức cũ đồng thời cảm thấy tự tin hơn. 

(4) Tiến sĩ Maria Montessori đã phát triển “môi trường chuẩn bị” với các giáo cụ được thiết kế cho sự phát triển của trẻ. Giáo cụ được sắp xếp tuần tự và theo trật tự nhất định phù hợp với sở thích và độ tuổi của trẻ. Chính môi trường có chuẩn bị này đáp ứng các nhu cầu của trẻ trong từng giai đoạn cũng như cung cấp các phương tiện mà các bé có thể thực hành các hành vi thúc đẩy sự độc lập, tinh thần trách nhiệm và tính sở hữu. Mô hình này được gọi là Casa de Bambini hay còn gọi là “Ngôi nhà của những đứa trẻ”. Ở đây, trẻ thực hành tự do của chính mình, trong phạm những giới hạn của triết lý.

2. 05 lĩnh vực học tập

Với 05 lĩnh vực học tập chủ chốt trong chương trình Montessori chuẩn tại IMA, trẻ sẽ tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên, thú vị, hướng đến sự phát triển toàn diện và thúc đẩy sự phát triển tối đa về trí tuệ, nhận thức – cảm xúc và kỹ năng

  • Thực hành cuộc sống

Rèn luyện kỹ năng tự lập và khả năng sáng tạo thông qua các hoạt động thực tế trong lớp học. Đó có thể là những hoạt động căn bản ở 04 phạm trù: chăm sóc bản thân, chăm sóc môi trường, và các bài học về ứng xử, kỹ năng sống. 

  • Giác quan

Trẻ được khuyến khích sử dụng linh hoạt 5 giác quan (thị giác, xúc giác, thính giác, vị giác và khứu giác) để nhận biết, so sánh hay phân loại đối tượng. Một lớp học tiêu chuẩn Montessori sẽ được chuẩn bị các giáo cụ giúp trẻ phân biệt được cao-thấp, to-nhỏ, dài-ngắn. Bên cạnh đó, các bài học được xây dựng để trẻ có thể nhuần nhuyễn tích hợp đa giác quan.

  • Toán học 

Lĩnh vực toán học trong Montessori giúp trẻ có thể hiểu các biểu tượng toán, khái niệm về lượng trong toán học thông qua các hoạt động với giáo cụ. Bằng những giáo cụ đặc trưng như gậy số, giấy số nhám,… trẻ khi thuần thục việc đếm số lượng từ 1 đến 10 sẽ dần tiếp cận sang hệ thập phân, bảng 100 và các phép tính căn bản. 

  • Ngôn ngữ

Điểm khác biết về lĩnh vực ngôn ngữ Montessori chính là trẻ sẽ làm quen với ngôn ngữ nói trước hết để xây dựng nền tảng viết và sau đó là đọc. Giải thích về hướng tiếp cận này trong góc Ngôn ngữ, Tiến sĩ Maria Montessori cho rằng, độ tuổi này của con là giai đoạn tốt nhất để trẻ học viết và phát triển ngôn ngữ vì bà cho rằng đôi tay làm gì thì tâm trí sẽ khắc ghi điều đó.

  • Văn hoá

Ở góc văn hóa, trẻ được tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật cụ thể, mô hình sống động liên quan đến các lĩnh vực lịch sử, địa lý, khoa học… Những hoạt động với các giáo cụ Montessori trong góc văn hóa khơi gợi ở trẻ niềm yêu thích học tập, cảm hứng tích cực với việc khám phá khoa học, tìm hiểu môi trường và văn hóa xung quanh mình.

 

 

Social media & sharing icons powered by UltimatelySocial